Tin ngành giống
Tiến tới tự chủ giống bố mẹ, giảm nhập khẩu
19/03/2016
Trung tâm Khuyến nông quốc gia tổ chức hội nghị sơ kết đánh giá kết quả triển khai các dự án khuyến nông trung ương duy trì sản xuất hạt giống bố mẹ lúa lai tại tại huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng. Các đại biểu tham quan thực tế đồng lúa tại xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.
Ngày 16.3, Trung tâm Khuyến nông quốc gia tổ chức hội nghị sơ kết đánh giá kết quả triển khai các dự án khuyến nông trung ương duy trì sản xuất hạt giống bố mẹ lúa lai tại tại huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.
Dự án “Duy trì và sản xuất hạt giống bố mẹ của một số tổ hợp lúa lai 2 và 3 dòng có năng suất chất lượng cao” được Bộ NNPTNT phê duyệt thực hiện từ năm 2015-2017 tại Lâm Đồng với quy mô 6ha dòng mẹ, 1ha dòng bố.
Trung tâm Khuyến nông quốc gia đã phối hợp Công ty CP Giống cây trồng Miền Nam, chi nhánh Trại Giống cây trồng Lâm Hà tổ chức sản xuất 6ha dòng mẹ, 1ha dòng bố, với năng suất bình quân dòng mẹ nhị 32A đạt 1,8 tấn/ha; dòng mẹ BoA đạt 2 tấn/ha; dòng bố R182 đạt 5 tấn/ha.
Bên cạnh thành công trong việc triển khai mô hình sản xuất hạt giống bố mẹ, dự án đã tổ chức lớp tập huấn chuyên sâu về công nghệ duy trì, sản xuất hạt bố mẹ lúa lai cho 20 cán bộ kỹ thuật của Công ty CP Giống cây trồng Miền Nam - chi nhánh Trại Giống cây trồng Lâm Hà. Đây là nguồn nhân lực quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững trong lĩnh vực sản xuất hạt lai F1 của công ty nói riêng và Việt Nam nói chung.
Ông Nguyễn Hoàng Tuấn -Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Giống cây trồng Miền Nam cho biết: Ngành sản xuất hạt giống lúa lai F1 luôn chịu nhiều rủi ro gắn với sự biến động của điều kiện thời tiết khí hậu. Là ngành sản xuất đặc thù, người tham gia sản xuất phải được đào tạo có tay nghề cao, nắm vững quy trình kỹ thuật, biết áp dụng các kỹ thuật như xử lý các chất điều tiết sinh trưởng, hóa chất trong điều tiết sinh trưởng phát triển của cây lúa mới đạt được năng suất cao, phẩm chất tốt.
PGS-TS Nguyễn Thị Trâm - giảng viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam chia sẻ: "Hiện có nhiều ý kiến cho rằng lúa thuần đang lên ngôi và lúa lai ngày càng giảm ưu thế. Nhưng tôi cho rằng chừng nào còn có biến đổi khí hậu thì lúa lai vẫn chiếm một vị trị rất quan trọng; đặc biệt là những vùng có điều kiện khắc nghiệt như hạn, trũng, nhiễm mặn hoặc quá lạnh.
Phát biểu tại hội nghị, PGS-TS Phan Huy Thông - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia cũng cho biết: “Sở dĩ chúng tôi chọn 2 xã Đà Đờn và Tân Văn của Lâm Hà để triển khai dự án này là bởi ở đây có khí hậu ôn hòa, nhiệt độ và độ ẩm phù hợp; mặt khác, cơ sở hạ tầng thủy lợi chủ động, đội ngũ cán bộ kỹ thuật, nhân viên lao động của Công ty CP Giống cây trồng Miền Nam, chi nhánh Trại Giống cây Trồng Lâm Hà có nhiều kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, quản lý và sản xuất trên đồng ruộng”.
Ông Thông cũng nhấn mạnh thêm: “Việc duy trì, sản xuất hạt giống bố mẹ sẽ giúp Việt Nam chủ động tổ chức sản xuất hạt giống lúa lai F1, giảm sự phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu, tự chủ nguồn giống bố mẹ, kiểm soát chất lượng hạt giống bố mẹ, và chủ động thời vụ. Vì vậy, cần tăng cường mối liên kết giữa nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và tiêu thụ sản phẩm, hoàn thiện quy trình công nghệ, nâng cao tay nghề cho đội ngũ kỹ thuật, hình thành những vùng chuyên canh nhân dòng bố mẹ”.
Dự án “Duy trì và sản xuất hạt giống bố mẹ của một số tổ hợp lúa lai 2 và 3 dòng có năng suất chất lượng cao” được Bộ NNPTNT phê duyệt thực hiện từ năm 2015-2017 tại Lâm Đồng với quy mô 6ha dòng mẹ, 1ha dòng bố.
Trung tâm Khuyến nông quốc gia đã phối hợp Công ty CP Giống cây trồng Miền Nam, chi nhánh Trại Giống cây trồng Lâm Hà tổ chức sản xuất 6ha dòng mẹ, 1ha dòng bố, với năng suất bình quân dòng mẹ nhị 32A đạt 1,8 tấn/ha; dòng mẹ BoA đạt 2 tấn/ha; dòng bố R182 đạt 5 tấn/ha.
Bên cạnh thành công trong việc triển khai mô hình sản xuất hạt giống bố mẹ, dự án đã tổ chức lớp tập huấn chuyên sâu về công nghệ duy trì, sản xuất hạt bố mẹ lúa lai cho 20 cán bộ kỹ thuật của Công ty CP Giống cây trồng Miền Nam - chi nhánh Trại Giống cây trồng Lâm Hà. Đây là nguồn nhân lực quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững trong lĩnh vực sản xuất hạt lai F1 của công ty nói riêng và Việt Nam nói chung.
Ông Nguyễn Hoàng Tuấn -Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Giống cây trồng Miền Nam cho biết: Ngành sản xuất hạt giống lúa lai F1 luôn chịu nhiều rủi ro gắn với sự biến động của điều kiện thời tiết khí hậu. Là ngành sản xuất đặc thù, người tham gia sản xuất phải được đào tạo có tay nghề cao, nắm vững quy trình kỹ thuật, biết áp dụng các kỹ thuật như xử lý các chất điều tiết sinh trưởng, hóa chất trong điều tiết sinh trưởng phát triển của cây lúa mới đạt được năng suất cao, phẩm chất tốt.
PGS-TS Nguyễn Thị Trâm - giảng viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam chia sẻ: "Hiện có nhiều ý kiến cho rằng lúa thuần đang lên ngôi và lúa lai ngày càng giảm ưu thế. Nhưng tôi cho rằng chừng nào còn có biến đổi khí hậu thì lúa lai vẫn chiếm một vị trị rất quan trọng; đặc biệt là những vùng có điều kiện khắc nghiệt như hạn, trũng, nhiễm mặn hoặc quá lạnh.
Phát biểu tại hội nghị, PGS-TS Phan Huy Thông - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia cũng cho biết: “Sở dĩ chúng tôi chọn 2 xã Đà Đờn và Tân Văn của Lâm Hà để triển khai dự án này là bởi ở đây có khí hậu ôn hòa, nhiệt độ và độ ẩm phù hợp; mặt khác, cơ sở hạ tầng thủy lợi chủ động, đội ngũ cán bộ kỹ thuật, nhân viên lao động của Công ty CP Giống cây trồng Miền Nam, chi nhánh Trại Giống cây Trồng Lâm Hà có nhiều kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, quản lý và sản xuất trên đồng ruộng”.
Ông Thông cũng nhấn mạnh thêm: “Việc duy trì, sản xuất hạt giống bố mẹ sẽ giúp Việt Nam chủ động tổ chức sản xuất hạt giống lúa lai F1, giảm sự phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu, tự chủ nguồn giống bố mẹ, kiểm soát chất lượng hạt giống bố mẹ, và chủ động thời vụ. Vì vậy, cần tăng cường mối liên kết giữa nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và tiêu thụ sản phẩm, hoàn thiện quy trình công nghệ, nâng cao tay nghề cho đội ngũ kỹ thuật, hình thành những vùng chuyên canh nhân dòng bố mẹ”.
(Hoài Thu - theo Dân Việt)
Tin liên quan
Đài Thơm 8, chất lượng gạo ngon
26/08/2016