Tin ngành giống
Lúa Nam ưu 209, lựa chọn cho vụ xuân
26/12/2016
Các chỉ tiêu về sức sống mạ, độ thuần đồng ruộng, độ cứng cây đều tương đương đối chứng Nhị ưu 838. Riêng về ngoại hình thì Nam ưu 209 có ngoại hình đẹp hơn vì có dạng lá gọn và hạt nhỏ hơn Nhị ưu 838.
Các chỉ tiêu về sức sống mạ, độ thuần đồng ruộng, độ cứng cây đều tương đương đối chứng Nhị ưu 838. Riêng về ngoại hình thì Nam ưu 209 có ngoại hình đẹp hơn vì có dạng lá gọn và hạt nhỏ hơn Nhị ưu 838.
Với điều kiện biến đổi thời tiết diễn biến phức tạp và khó lường như hiện nay, nhiều nông dân phía Bắc muốn tìm một giống lúa có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt nhưng vẫn đạt năng suất cao và chất lượng gạo khá.
“So găng” Nam ưu 209 và Nhị ưu 838
Với các tiêu chí trên, giống lúa lai 3 dòng Nam ưu 209 do Công ty CP Giống cây trồng miền Nam lai tạo là một trong những sự lựa chọn thông minh. Bởi, theo kết quả khảo nghiệm sản xuất tại các tỉnh Hà Nam, Nam Định và Thanh Hóa cho thấy, đây là giống ngắn ngày: Thời gian sinh trưởng trong vụ xuân là từ 125 - 128 ngày, vụ mùa 105 - 106 ngày. Các chỉ số trên đều ngắn hơn so với đối chứng Nhị ưu 838 từ 3 - 4 ngày. Đây là một ưu điểm của giống vì đáp ứng được nhu cầu tăng vụ và tránh ảnh hưởng xấu của thời tiết trong sản xuất nông nghiệp hiện nay.
Các chỉ tiêu về sức sống mạ, độ thuần đồng ruộng, độ cứng cây đều tương đương đối chứng Nhị ưu 838. Riêng về ngoại hình thì Nam ưu 209 có ngoại hình đẹp hơn vì có dạng lá gọn và hạt nhỏ hơn Nhị ưu 838.
Trong điều kiện vụ xuân 2011 và 2012, tại 3 điểm khảo nghiệm ở phía Bắc, giống lúa này cho năng suất trung bình đạt 72,93 tạ/ha, tương đương với năng suất trung bình của Nhị ưu 838 (73,95 tạ/ha). Còn ở ba vụ mùa từ 2010 đến 2012, Nam ưu 209 cho năng suất trung bình đạt 53,95 tạ/ha, cao hơn Nhị ưu 838 là 1,4 tạ/ha, tương đương 2,7%.
Kết quả đánh giá của Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia về lúa lai 3 dòng Nam ưu 209 được khảo nghiệm trong 3 vụ (xuân 2012, mùa 2012, xuân 2013) tại các tỉnh phía Bắc cho thấy, ở miền Bắc giống giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn hơn Nhị ưu 838 khoảng 3 ngày. Đây là giống đẻ nhánh khá có 6,0 - 6,7 bông/bụi, cao hơn số bông của Nhị ưu 838. Khối lượng 1.000 hạt dao động trong khoảng 28 - 29g.
Trong vụ mùa 2012, năng suất trung bình của Nam ưu 209 đạt 63,99 tạ/ha, cao hơn giống đối chứng Nhị ưu 838 (62,97 tạ/ha) 1,62% và cao hơn giống Việt lai 20 (56,64 tạ/ ha) là 12,98%.
Chống bạc lá, đạo ôn tốt
Kết quả thanh lọc nhân tạo bệnh bạc lá tại Viện BVTV trong vụ mùa 2012 cho thấy, giống Nam ưu 209 có phản ứng kháng vừa (cấp 2+) với cả 3 nguồn lây bệnh, trong khi giống chuẩn kháng điểm 2 và chuẩn nhiễm điểm 4.
Song song với việc lây nhiễm nhân tạo bệnh bạc lá, giống lúa này cũng được Viện lây nhiễm nhân tạo bệnh đạo ôn. Nguồn bệnh được thu thập từ Vĩnh Phúc, Nghệ An và Nam Định. Giống Nam ưu 209 có khả năng kháng bệnh bạc lá và đạo ôn tại các tỉnh thuộc vùng Đông Bắc và ĐBSH, kháng bệnh bạc lá và nhiễm nhẹ bệnh đạo ôn vùng Bắc Trung bộ.
Cùng với ưu điểm là ngắn ngày, chống chịu tốt với sâu bệnh gây hại, giống Nam ưu 209 còn một ưu điểm nổi trội nữa là chất lượng cơm gạo rất tốt. Chất lượng xay xát của Nam ưu 209 được xếp vào lọai khá; gạo lật 80,79%, tỷ lệ gạo xát 70,03%, các chỉ tiêu này tương đương với 3 giống đối chứng.
Tỷ lệ gạo nguyên của giống Nam ưu 209 (67,12%) thấp hơn một chút so với Nhị ưu 838 (77,66%). Tỷ lệ trắng trong cao hơn hẳn 3 giống đối chứng (90,18%). Hạt gạo của Nam ưu 209 thuộc dạng thon dài (dài 7,35mm), tốt hơn hẳn so với Nhị ưu 838 (dài 6,36mm). Gạo của Nam ưu 209 có hàm lượng Amylose (14,78%) cơm dẻo hơn rất nhiều so với Nhị ưu 838 (hàm lượng amylose 24,66%).
Qua sản xuất thử giống lúa Nam ưu 209, Sở NN-PTNT các tỉnh Hà Nam, Hải Dương, Nam Định, Bắc Ninh, Bắc Giang, Điện Biên, Thanh Hóa, Nghệ An đều thống nhất rằng giống Nam ưu 209 thích nghi rộng, thích hợp cho cả 2 vụ ở các tỉnh phía Bắc, năng suất 60 - 70 tạ/ha vụ mùa và 70 - 80 tạ/ha vụ xuân, có ưu điểm nổi bật là chống chịu bệnh đạo ôn, bạc lá, chịu rét tốt, hạt gạo thon dài, cơm mềm dẻo mùi thơm vị đậm.
Với điều kiện biến đổi thời tiết diễn biến phức tạp và khó lường như hiện nay, nhiều nông dân phía Bắc muốn tìm một giống lúa có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt nhưng vẫn đạt năng suất cao và chất lượng gạo khá.
“So găng” Nam ưu 209 và Nhị ưu 838
Với các tiêu chí trên, giống lúa lai 3 dòng Nam ưu 209 do Công ty CP Giống cây trồng miền Nam lai tạo là một trong những sự lựa chọn thông minh. Bởi, theo kết quả khảo nghiệm sản xuất tại các tỉnh Hà Nam, Nam Định và Thanh Hóa cho thấy, đây là giống ngắn ngày: Thời gian sinh trưởng trong vụ xuân là từ 125 - 128 ngày, vụ mùa 105 - 106 ngày. Các chỉ số trên đều ngắn hơn so với đối chứng Nhị ưu 838 từ 3 - 4 ngày. Đây là một ưu điểm của giống vì đáp ứng được nhu cầu tăng vụ và tránh ảnh hưởng xấu của thời tiết trong sản xuất nông nghiệp hiện nay.
Các chỉ tiêu về sức sống mạ, độ thuần đồng ruộng, độ cứng cây đều tương đương đối chứng Nhị ưu 838. Riêng về ngoại hình thì Nam ưu 209 có ngoại hình đẹp hơn vì có dạng lá gọn và hạt nhỏ hơn Nhị ưu 838.
Trong điều kiện vụ xuân 2011 và 2012, tại 3 điểm khảo nghiệm ở phía Bắc, giống lúa này cho năng suất trung bình đạt 72,93 tạ/ha, tương đương với năng suất trung bình của Nhị ưu 838 (73,95 tạ/ha). Còn ở ba vụ mùa từ 2010 đến 2012, Nam ưu 209 cho năng suất trung bình đạt 53,95 tạ/ha, cao hơn Nhị ưu 838 là 1,4 tạ/ha, tương đương 2,7%.
Kết quả đánh giá của Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia về lúa lai 3 dòng Nam ưu 209 được khảo nghiệm trong 3 vụ (xuân 2012, mùa 2012, xuân 2013) tại các tỉnh phía Bắc cho thấy, ở miền Bắc giống giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn hơn Nhị ưu 838 khoảng 3 ngày. Đây là giống đẻ nhánh khá có 6,0 - 6,7 bông/bụi, cao hơn số bông của Nhị ưu 838. Khối lượng 1.000 hạt dao động trong khoảng 28 - 29g.
Trong vụ mùa 2012, năng suất trung bình của Nam ưu 209 đạt 63,99 tạ/ha, cao hơn giống đối chứng Nhị ưu 838 (62,97 tạ/ha) 1,62% và cao hơn giống Việt lai 20 (56,64 tạ/ ha) là 12,98%.
Chống bạc lá, đạo ôn tốt
Kết quả thanh lọc nhân tạo bệnh bạc lá tại Viện BVTV trong vụ mùa 2012 cho thấy, giống Nam ưu 209 có phản ứng kháng vừa (cấp 2+) với cả 3 nguồn lây bệnh, trong khi giống chuẩn kháng điểm 2 và chuẩn nhiễm điểm 4.
Song song với việc lây nhiễm nhân tạo bệnh bạc lá, giống lúa này cũng được Viện lây nhiễm nhân tạo bệnh đạo ôn. Nguồn bệnh được thu thập từ Vĩnh Phúc, Nghệ An và Nam Định. Giống Nam ưu 209 có khả năng kháng bệnh bạc lá và đạo ôn tại các tỉnh thuộc vùng Đông Bắc và ĐBSH, kháng bệnh bạc lá và nhiễm nhẹ bệnh đạo ôn vùng Bắc Trung bộ.
Cùng với ưu điểm là ngắn ngày, chống chịu tốt với sâu bệnh gây hại, giống Nam ưu 209 còn một ưu điểm nổi trội nữa là chất lượng cơm gạo rất tốt. Chất lượng xay xát của Nam ưu 209 được xếp vào lọai khá; gạo lật 80,79%, tỷ lệ gạo xát 70,03%, các chỉ tiêu này tương đương với 3 giống đối chứng.
Tỷ lệ gạo nguyên của giống Nam ưu 209 (67,12%) thấp hơn một chút so với Nhị ưu 838 (77,66%). Tỷ lệ trắng trong cao hơn hẳn 3 giống đối chứng (90,18%). Hạt gạo của Nam ưu 209 thuộc dạng thon dài (dài 7,35mm), tốt hơn hẳn so với Nhị ưu 838 (dài 6,36mm). Gạo của Nam ưu 209 có hàm lượng Amylose (14,78%) cơm dẻo hơn rất nhiều so với Nhị ưu 838 (hàm lượng amylose 24,66%).
Qua sản xuất thử giống lúa Nam ưu 209, Sở NN-PTNT các tỉnh Hà Nam, Hải Dương, Nam Định, Bắc Ninh, Bắc Giang, Điện Biên, Thanh Hóa, Nghệ An đều thống nhất rằng giống Nam ưu 209 thích nghi rộng, thích hợp cho cả 2 vụ ở các tỉnh phía Bắc, năng suất 60 - 70 tạ/ha vụ mùa và 70 - 80 tạ/ha vụ xuân, có ưu điểm nổi bật là chống chịu bệnh đạo ôn, bạc lá, chịu rét tốt, hạt gạo thon dài, cơm mềm dẻo mùi thơm vị đậm.
(Đồng Thái - theo Nông nghiệp Việt Nam)