Tin ngành giống
Lúa Kim cương 111 kháng bệnh tốt
13/12/2016
Qua khảo nghiệm cơ bản (VCU) và khảo nghiệm sản xuất, giống lúa Kim cương 111 có TGST ngắn ngày, năng suất cao, gạo ngon, chống chịu sâu bệnh rất tốt.
Qua khảo nghiệm cơ bản (VCU) và khảo nghiệm sản xuất, giống lúa Kim cương 111 có TGST ngắn ngày, năng suất cao, gạo ngon, chống chịu sâu bệnh rất tốt.
Thừa hưởng gen di truyền của dòng bố R 03-1, giống Kim cương 111 có khả năng chống chịu bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá và chịu rét tốt. Đây là ưu điểm cạnh tranh với các giống khác trên thị trường. Để đáng giá sức chống chịu với sâu bệnh, giống lúa Kim cương 111 được thực hiện trên đồng ruộng và nhà lưới thông qua lây nhiễm nhân tạo của Viện BVTV. Qua khảo nghiệm cho kết quả khả quan.
Đối với rầy nâu, kết quả đánh giá cho thấy giống lúa Kim cương 111 phản ứng đối với rầy nâu ở mức độ nhiễm vừa (cấp hại 6,1 - 6,7) trong khi TN 1 (check nhiễm) ở cấp hại là 8 - 8,6 (nhiễm nặng) và Ptb33 (check kháng) ở cấp hại 3 (kháng cao).
Đối với bệnh đạo ôn, kết quả đánh giá cho thấy có phản ứng nhiễm vừa với nòi đạo ôn thu nhập từ Nghệ An, Vĩnh Phúc và Nam Định. Trong khi giống chuẩn nhiễm bị nhiễm nặng (điểm 4 - 5). Vì vậy, phát triển giống tại khu vực này cần lưu ý các biện pháp kỹ thuật canh tác theo đúng quy trình kỹ thuật của cơ quan, của ngành BVTV địa phương.
Đối với bệnh bạc lá, kết quả đánh giá cho thấy thời điểm đối chứng nhiễm nặng (điểm 5) giống IRBBĐ 5 kháng cao (điểm 1) thì giống Kim cương 111 phản ứng nhiễm vừa (cấp 3) với 2 chủng lây của Vĩnh Phúc và Nghệ An; nhiễm (cấp 4) với chủng Nam Định.
Ngoài ra, kết quả đánh giá tình hình nhiễm bệnh trên đồng ruộng và khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất thuận của giống Kim cương 111, trong khảo nghiệm sản xuất tại các tỉnh phía Bắc, cho thấy khả năng chống sâu bệnh rất tối ưu. Trong điều kiện thí nghiệm đồng ruộng không sử dụng thuốc BVTV, giống Kim cương 111 có tính chống chịu bệnh đạo ôn hại lá tốt (điểm 1 - 3) ở các vụ thí nghiệm. Nhiễm nhẹ các loại sâu bệnh hại chính như: bạc lá, khô vằn, rầy nâu, sâu cuốn lá, đục thân… giống có khả năng chống đổ khá (điểm 1) nên khả năng thâm canh cao.
Khảo nghiệm mức độ nhiễm sâu, bệnh hại của giống Kim cương 111 tại Hưng Yên năm 2015 cho thấy: Vụ xuân nhiễm bệnh đạo ôn hại lúa (điểm 1), các bệnh bạc lá, bệnh khô vằn, rầy nâu, sâu cuốn lá chống chịu rất tốt (điểm 0). Vụ mùa chỉ có sâu cuốn lá nhiễm bệnh (điểm 5).
Theo đánh giá của Sở NN-PTNT Nghệ An, giống Kim cương 111 có thời gian sinh trưởng trung bình 130 - 135 ngày trong vụ xuân, 105 - 110 ngày trong vụ mùa. Kiểu hình đẹp, cây gọn, cứng cây, khả năng chịu rét tốt. Chưa thấy xuất hiện bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá tại các điểm khảo nghiệm. Giống có tiềm năng cho năng suất cao, tại các điểm khảo nghiệm đạt 70 - 75 tạ/ha, nơi thâm canh tốt có thể đạt 80 - 85 tạ/ha, chất lượng gạo khá, cơm mềm vị đậm.
Thừa hưởng gen di truyền của dòng bố R 03-1, giống Kim cương 111 có khả năng chống chịu bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá và chịu rét tốt. Đây là ưu điểm cạnh tranh với các giống khác trên thị trường. Để đáng giá sức chống chịu với sâu bệnh, giống lúa Kim cương 111 được thực hiện trên đồng ruộng và nhà lưới thông qua lây nhiễm nhân tạo của Viện BVTV. Qua khảo nghiệm cho kết quả khả quan.
Đối với rầy nâu, kết quả đánh giá cho thấy giống lúa Kim cương 111 phản ứng đối với rầy nâu ở mức độ nhiễm vừa (cấp hại 6,1 - 6,7) trong khi TN 1 (check nhiễm) ở cấp hại là 8 - 8,6 (nhiễm nặng) và Ptb33 (check kháng) ở cấp hại 3 (kháng cao).
Đối với bệnh đạo ôn, kết quả đánh giá cho thấy có phản ứng nhiễm vừa với nòi đạo ôn thu nhập từ Nghệ An, Vĩnh Phúc và Nam Định. Trong khi giống chuẩn nhiễm bị nhiễm nặng (điểm 4 - 5). Vì vậy, phát triển giống tại khu vực này cần lưu ý các biện pháp kỹ thuật canh tác theo đúng quy trình kỹ thuật của cơ quan, của ngành BVTV địa phương.
Đối với bệnh bạc lá, kết quả đánh giá cho thấy thời điểm đối chứng nhiễm nặng (điểm 5) giống IRBBĐ 5 kháng cao (điểm 1) thì giống Kim cương 111 phản ứng nhiễm vừa (cấp 3) với 2 chủng lây của Vĩnh Phúc và Nghệ An; nhiễm (cấp 4) với chủng Nam Định.
Ngoài ra, kết quả đánh giá tình hình nhiễm bệnh trên đồng ruộng và khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất thuận của giống Kim cương 111, trong khảo nghiệm sản xuất tại các tỉnh phía Bắc, cho thấy khả năng chống sâu bệnh rất tối ưu. Trong điều kiện thí nghiệm đồng ruộng không sử dụng thuốc BVTV, giống Kim cương 111 có tính chống chịu bệnh đạo ôn hại lá tốt (điểm 1 - 3) ở các vụ thí nghiệm. Nhiễm nhẹ các loại sâu bệnh hại chính như: bạc lá, khô vằn, rầy nâu, sâu cuốn lá, đục thân… giống có khả năng chống đổ khá (điểm 1) nên khả năng thâm canh cao.
Khảo nghiệm mức độ nhiễm sâu, bệnh hại của giống Kim cương 111 tại Hưng Yên năm 2015 cho thấy: Vụ xuân nhiễm bệnh đạo ôn hại lúa (điểm 1), các bệnh bạc lá, bệnh khô vằn, rầy nâu, sâu cuốn lá chống chịu rất tốt (điểm 0). Vụ mùa chỉ có sâu cuốn lá nhiễm bệnh (điểm 5).
Theo đánh giá của Sở NN-PTNT Nghệ An, giống Kim cương 111 có thời gian sinh trưởng trung bình 130 - 135 ngày trong vụ xuân, 105 - 110 ngày trong vụ mùa. Kiểu hình đẹp, cây gọn, cứng cây, khả năng chịu rét tốt. Chưa thấy xuất hiện bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá tại các điểm khảo nghiệm. Giống có tiềm năng cho năng suất cao, tại các điểm khảo nghiệm đạt 70 - 75 tạ/ha, nơi thâm canh tốt có thể đạt 80 - 85 tạ/ha, chất lượng gạo khá, cơm mềm vị đậm.
(Trần Hồ - theo Nông nghiệp Việt Nam)