Tin ngành giống
ĐBSCL: Nhiễu loạn lúa, giống lúa
01/06/2018
Thời gian gần đây nhiều cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh lúa giống ở ĐBSCL có hành vi “tráo hàng”, nghĩa là mua lúa thương phẩm trong nông dân, đem về sàng lọc, đóng gói, nhái bao bì các thương hiệu lớn bán ra thị trường.
Thời gian gần đây nhiều cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh lúa giống ở ĐBSCL có hành vi “tráo hàng”, nghĩa là mua lúa thương phẩm trong nông dân, đem về sàng lọc, đóng gói, nhái bao bì các thương hiệu lớn bán ra thị trường.
Lấy lúa thịt, bán giá lúa giống
Hiện nay, quanh Viện lúa ĐBSCL có hàng chục cơ sở kinh doanh lúa giống. Có cả DN treo bảng hiệu quảng cáo lúa giống chất lượng cao và cả cơ sở kinh doanh giống lúa hộ gia đình. Nhiều cơ sở còn “nổ” là có bán lúa giống cấp nguyên chủng, trong khi hiện chỉ có Viện lúa ĐBSCL làm được cấp giống lúa này.
Chỉ cần một vài giống lúa sốt hàng, lập tức sẽ có một số cơ sở làm ăn ma giáo, sẵn sàng lấy lúa thịt đóng bao, ghi nhãn hiệu lúa chất lượng cấp xác nhận để lừa người mua. Và tất nhiên giá bán rất cạnh tranh, luôn thấp hơn 1.500 - 2.000 đồng/kg so với lúa giống xác nhận có kiểm định chất lượng.
Anh L.V.T trước là tài xế cho cơ sở lúa giống B.N ở quận Thốt Nốt (TP Cần Thơ) kể: Cách đây 2 năm, khi tôi còn là tài xế xe tải cơ sở B.N, ông chủ bảo tôi đến nhà nông dân chở lúa giống, nhưng thật ra đến mua lúa thịt. Lúa chở về sấy, sau đó làm sạch và khử lẫn rồi đóng bao y chang lúa giống. Qui trình làm giống lúa chất lượng cao là như thế. Cứ 10 chuyến xe tải về cơ sở, có tới 6 - 8 xe mua lúa thịt về “hô biến” thành lúa giống.
Từng ham mê làm lúa giống, ông Nguyễn Văn Sơn, ở xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú (An Giang), hiện là chủ cửa hàng bán lúa giống, thổ lộ: "Cách đây hơn 4 năm, mỗi năm tôi điều đến Viện lúa ĐBSCL và các DN lúa giống có uy tín mua giống về bán. Mỗi vụ bán 100 - 120 tấn giống là chuyện thường. Nhưng mấy năm gần đây tôi bán cả 3 vụ trong năm chưa được 30 tấn lúa giống".
"Bởi vì nhà nhà làm giống, cơ sở bán lúa giống mọc lên như nấm. Họ cạnh tranh mua bán chộp giật dẫn đến thị trường lúa giống nhiễu loạn và suy giảm uy tín, gây thiệt hại cho DNSX kinh doanh lúa giống làm ăn đàng hoàng, và hậu quả cuối cùng là nông dân lãnh đủ", ông Sơn nói.
Ông Nguyễn Thiện Tâm, GĐ Cty TNHH Dịch vụ - nghiên cứu sản xuất giống cây trồng Bình Minh, huyện Tri Tôn (An Giang), than vắn thở dài: Trước mỗi năm Cty liên kết SX trên 500ha, cung cấp ra thị trường 4.000 tấn lúa giống, tiêu thụ khắp ĐBSCL và XK sang Campuchia hơn 300 tấn/năm, doanh thu gần 20 tỷ đồng. Tuy nhiên, gần đây Cty liên tiếp thua lỗ, do cạnh tranh không lại với các cơ sở tự phát mới mở.
Nhái nhãn mác, bao bì các giống lúa tên tuổi
Ông Hà Văn Buôl, Chánh Thanh tra Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu, cho biết thời gian gần đây đơn vị nhận nhiều đơn trình báo của Cty, DN cho rằng lúa giống của họ bị nhái hàng bán tràn lan. Trong khi đó, nhiều nông dân “dở khóc dở cười” vì mua phải lúa giống kém chất lượng, SX thua thiệt, lỗ nặng.
Ông Trần Văn Vàng, ở ấp Nam Hưng, xã Minh Diệu, huyện Hòa Bình (Bạc Liêu) cho biết, những vụ gần đây gia đình mua giống lúa Đài Thơm 8 của Cty CP Giống cây trồng Miền Nam, giá 340.000 đồng/giạ (1 giạ = 20kg) thông qua đại lý L.V.Đ. Nhưng ngược lại, hộ Dương Minh Quân, ở gần nhà cũng mua giống lúa Đài Thơm 8, giá chỉ 250.000 đồng/giạ. Thấy giá chênh lệch, ông Vàng đem bao bì ra so sánh thì thấy khác nhau.
Theo ông Quân, ông có hơn 3ha đất ruộng vụ vừa rồi sạ giống Đài Thơm 8 năng suất đạt hơn 7 tấn/ha, nên vụ hè thu này ông tiếp tục xuống giống Đài Thơm 8 nhưng tỷ lệ nẩy mầm chỉ đạt khoảng 85 - 90%. Chưa nói lúa giống có đạt chất lượng hay không thì nông dân không thể nào biết được, chỗ nào bán giá rẻ hơn thì chọn mua về dùng.
Ông Vàng đề nghị ngành chức năng kiểm tra chặt chẽ, không riêng gì giống lúa mà kể thuốc BVTV, nhằm loại bỏ hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng. Theo ông Vàng, bởi nông dân không thể phân biệt đâu là hàng thật, đâu là hàng giả, đến cuối vụ phát hiện ra thì đã muộn, tiền mất tật mang.
Cũng theo phản ánh của người dân, gần đây có DN hợp tác với đại lý tại tỉnh này đầu tư máy móc, trang thiết bị sàng lọc lúa, với hình thức mua lúa thương phẩm của nông dân, sau đó “hô biến” thành lúa giống, bán với giá cao gấp đôi lúa thường.
Thanh tra Chi cục Trồng trọt - BVTV tỉnh Bạc Liêu cho biết, hiện nay có một số cơ sở đem máy móc về, mua lúa không đạt chất lượng giống từ các hộ nông dân về rồi “chế” thành giống xịn bán cho dân. “Chiêu thức” là các cơ sở này đến trực tiếp ruộng lúa, chọn những trà lúa đồng đều, ít lúa cỏ rồi mua lại với giá cao hơn lúa thịt, đem về sàng lọc, đóng bao bán ra mang “thương hiệu” lúa giống cấp xác nhận.
Theo Thanh tra Chi cục Trồng trọt - BVTV Bạc Liêu, tình trạng làm lúa giống nhái thương hiệu của các Cty có uy tín là có, nhưng lực lượng chức năng đến kiểm tra, khó phát hiện, hoặc thiếu chứng cứ xử lý. Bởi các cơ sở trên nói không SX giống, vì trên bao bì không ghi lúa giống, tên giống, chỉ tiêu chất lượng giống và ngày SX đóng bao nên không có cơ sở pháp lý để xử phạt.
Phần lớn giống được làm giả, nhái, là những giống lúa nổi tiếng như RVT, Đài Thơm 8, OM 5451… đã được các Cty đăng ký quyền bảo hộ. Ông Hà Văn Buôl, Tránh thanh tra Sở NN-PTNT Bạc Liêu cho biết, gần đây đơn vị có nhận đơn của nhiều Cty giống, về tình trạng một số đối tượng thu mua bao bì giống của công đã qua sử dung, sau đó đóng bao giống khác vào rồi bán lại cho một số đại lý. Dạng bao bì này có đường may lại nhưng không có tem kiểm định chất lượng của công ty…
Ông Trương Phước Hiền, Phó Trưởng phòng NN-PTNT huyện Phước Long (Bạc Liêu) cho biết, trước tình trạng giống giả thật hỗn lọan, huyện cũng đã xử lý nhiều vụ và phạt hành chính, nhưng để xử lý triệt để thì chưa hết. Trước mắt, ngành nông nghiệp khuyến cáo nông dân, nên chọn giống của các Cty có thương hiệu, phải có bao bì, nhãn mác theo đúng tiêu chuẩn. Bà con nên đến các trung tâm giống nông nghiệp để mua lúa giống, không nên mua ở các cơ sở không rõ ràng.
Lấy lúa thịt, bán giá lúa giống
Hiện nay, quanh Viện lúa ĐBSCL có hàng chục cơ sở kinh doanh lúa giống. Có cả DN treo bảng hiệu quảng cáo lúa giống chất lượng cao và cả cơ sở kinh doanh giống lúa hộ gia đình. Nhiều cơ sở còn “nổ” là có bán lúa giống cấp nguyên chủng, trong khi hiện chỉ có Viện lúa ĐBSCL làm được cấp giống lúa này.
Chỉ cần một vài giống lúa sốt hàng, lập tức sẽ có một số cơ sở làm ăn ma giáo, sẵn sàng lấy lúa thịt đóng bao, ghi nhãn hiệu lúa chất lượng cấp xác nhận để lừa người mua. Và tất nhiên giá bán rất cạnh tranh, luôn thấp hơn 1.500 - 2.000 đồng/kg so với lúa giống xác nhận có kiểm định chất lượng.
Anh L.V.T trước là tài xế cho cơ sở lúa giống B.N ở quận Thốt Nốt (TP Cần Thơ) kể: Cách đây 2 năm, khi tôi còn là tài xế xe tải cơ sở B.N, ông chủ bảo tôi đến nhà nông dân chở lúa giống, nhưng thật ra đến mua lúa thịt. Lúa chở về sấy, sau đó làm sạch và khử lẫn rồi đóng bao y chang lúa giống. Qui trình làm giống lúa chất lượng cao là như thế. Cứ 10 chuyến xe tải về cơ sở, có tới 6 - 8 xe mua lúa thịt về “hô biến” thành lúa giống.
Từng ham mê làm lúa giống, ông Nguyễn Văn Sơn, ở xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú (An Giang), hiện là chủ cửa hàng bán lúa giống, thổ lộ: "Cách đây hơn 4 năm, mỗi năm tôi điều đến Viện lúa ĐBSCL và các DN lúa giống có uy tín mua giống về bán. Mỗi vụ bán 100 - 120 tấn giống là chuyện thường. Nhưng mấy năm gần đây tôi bán cả 3 vụ trong năm chưa được 30 tấn lúa giống".
"Bởi vì nhà nhà làm giống, cơ sở bán lúa giống mọc lên như nấm. Họ cạnh tranh mua bán chộp giật dẫn đến thị trường lúa giống nhiễu loạn và suy giảm uy tín, gây thiệt hại cho DNSX kinh doanh lúa giống làm ăn đàng hoàng, và hậu quả cuối cùng là nông dân lãnh đủ", ông Sơn nói.
Ông Nguyễn Thiện Tâm, GĐ Cty TNHH Dịch vụ - nghiên cứu sản xuất giống cây trồng Bình Minh, huyện Tri Tôn (An Giang), than vắn thở dài: Trước mỗi năm Cty liên kết SX trên 500ha, cung cấp ra thị trường 4.000 tấn lúa giống, tiêu thụ khắp ĐBSCL và XK sang Campuchia hơn 300 tấn/năm, doanh thu gần 20 tỷ đồng. Tuy nhiên, gần đây Cty liên tiếp thua lỗ, do cạnh tranh không lại với các cơ sở tự phát mới mở.
Nhái nhãn mác, bao bì các giống lúa tên tuổi
Ông Hà Văn Buôl, Chánh Thanh tra Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu, cho biết thời gian gần đây đơn vị nhận nhiều đơn trình báo của Cty, DN cho rằng lúa giống của họ bị nhái hàng bán tràn lan. Trong khi đó, nhiều nông dân “dở khóc dở cười” vì mua phải lúa giống kém chất lượng, SX thua thiệt, lỗ nặng.
Ông Trần Văn Vàng, ở ấp Nam Hưng, xã Minh Diệu, huyện Hòa Bình (Bạc Liêu) cho biết, những vụ gần đây gia đình mua giống lúa Đài Thơm 8 của Cty CP Giống cây trồng Miền Nam, giá 340.000 đồng/giạ (1 giạ = 20kg) thông qua đại lý L.V.Đ. Nhưng ngược lại, hộ Dương Minh Quân, ở gần nhà cũng mua giống lúa Đài Thơm 8, giá chỉ 250.000 đồng/giạ. Thấy giá chênh lệch, ông Vàng đem bao bì ra so sánh thì thấy khác nhau.
Theo ông Quân, ông có hơn 3ha đất ruộng vụ vừa rồi sạ giống Đài Thơm 8 năng suất đạt hơn 7 tấn/ha, nên vụ hè thu này ông tiếp tục xuống giống Đài Thơm 8 nhưng tỷ lệ nẩy mầm chỉ đạt khoảng 85 - 90%. Chưa nói lúa giống có đạt chất lượng hay không thì nông dân không thể nào biết được, chỗ nào bán giá rẻ hơn thì chọn mua về dùng.
Ông Vàng đề nghị ngành chức năng kiểm tra chặt chẽ, không riêng gì giống lúa mà kể thuốc BVTV, nhằm loại bỏ hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng. Theo ông Vàng, bởi nông dân không thể phân biệt đâu là hàng thật, đâu là hàng giả, đến cuối vụ phát hiện ra thì đã muộn, tiền mất tật mang.
Cũng theo phản ánh của người dân, gần đây có DN hợp tác với đại lý tại tỉnh này đầu tư máy móc, trang thiết bị sàng lọc lúa, với hình thức mua lúa thương phẩm của nông dân, sau đó “hô biến” thành lúa giống, bán với giá cao gấp đôi lúa thường.
Thanh tra Chi cục Trồng trọt - BVTV tỉnh Bạc Liêu cho biết, hiện nay có một số cơ sở đem máy móc về, mua lúa không đạt chất lượng giống từ các hộ nông dân về rồi “chế” thành giống xịn bán cho dân. “Chiêu thức” là các cơ sở này đến trực tiếp ruộng lúa, chọn những trà lúa đồng đều, ít lúa cỏ rồi mua lại với giá cao hơn lúa thịt, đem về sàng lọc, đóng bao bán ra mang “thương hiệu” lúa giống cấp xác nhận.
Theo Thanh tra Chi cục Trồng trọt - BVTV Bạc Liêu, tình trạng làm lúa giống nhái thương hiệu của các Cty có uy tín là có, nhưng lực lượng chức năng đến kiểm tra, khó phát hiện, hoặc thiếu chứng cứ xử lý. Bởi các cơ sở trên nói không SX giống, vì trên bao bì không ghi lúa giống, tên giống, chỉ tiêu chất lượng giống và ngày SX đóng bao nên không có cơ sở pháp lý để xử phạt.
Phần lớn giống được làm giả, nhái, là những giống lúa nổi tiếng như RVT, Đài Thơm 8, OM 5451… đã được các Cty đăng ký quyền bảo hộ. Ông Hà Văn Buôl, Tránh thanh tra Sở NN-PTNT Bạc Liêu cho biết, gần đây đơn vị có nhận đơn của nhiều Cty giống, về tình trạng một số đối tượng thu mua bao bì giống của công đã qua sử dung, sau đó đóng bao giống khác vào rồi bán lại cho một số đại lý. Dạng bao bì này có đường may lại nhưng không có tem kiểm định chất lượng của công ty…
Ông Trương Phước Hiền, Phó Trưởng phòng NN-PTNT huyện Phước Long (Bạc Liêu) cho biết, trước tình trạng giống giả thật hỗn lọan, huyện cũng đã xử lý nhiều vụ và phạt hành chính, nhưng để xử lý triệt để thì chưa hết. Trước mắt, ngành nông nghiệp khuyến cáo nông dân, nên chọn giống của các Cty có thương hiệu, phải có bao bì, nhãn mác theo đúng tiêu chuẩn. Bà con nên đến các trung tâm giống nông nghiệp để mua lúa giống, không nên mua ở các cơ sở không rõ ràng.
(Lê Hoàng Vũ - Trọng Linh - Theo Nông Nghiệp Việt Nam)