Tin ngành giống
Kỹ thuật canh tác lúa Đài Thơm 8 mùa mưa tại Đồng bằng sông Cửu Long
29/05/2018
Kỹ thuật canh tác lúa Đài Thơm 8 mùa mưa tại Đồng bằng sông Cửu Long
Đài Thơm 8 là giống lúa đang được bà con nông dân các tỉnh ĐBSCL rất ưa chuộng vì đáp ứng được các tiêu chí quan trọng như: Dễ canh tác, cứng cây, chống đổ ngã tốt, năng suất cao và ổn định, tỷ lệ xay xát cao (68 %), chất lượng gạo thay thế được giống lúa xuất khẩu chính của Việt Nam là Jasmine 85. Tuy nhiên, vào vụ Hè Thu và Thu Đông sớm tại ĐBSCL bà con nông dân cần lưu ý một số vấn đề trong canh tác nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại trong quá trình sản xuất:
1. Sạ thưa - Sạ hàng:
Lượng giống sạ hàng là 60-70 kg/ha, sạ lan là 100-120 kg/ha với điều kiện mặt bằng ruộng tốt và diệt sạch ốc bươu vàng để lúa phát triển thuận lợi, rễ sẽ ăn sâu hơn. Sạ dày (>150kg/ha) thiếu ánh sáng lúa sẽ mọc vống lên cao, giành ánh sáng (lo phát triển chiều cao, rễ kém phát triển) dễ đổ ngã, sậu bệnh hại nhiều.
Sạ thưa giúp cây lúa Đài Thơm 8 phát huy khả năng đẻ nhánh khỏe, chống đổ ngã tốt và đặc biệt dễ quản lý sâu bệnh, giảm các loại sâu bệnh như: Muỗi hành, vàng lùn, cháy bìa lá, lép vàng.
2. Quản lý nước tưới:
Sau khi gieo sạ cần rút nước cho thật ráo, chỉ để đủ độ ẩm. Sau 7-10 ngày cho nước vào để bón phân đợt 1. Từ 10-15 ngày sau sạ giữ nước trong ruộng lúa 1-3cm. Điều chỉnh nước theo qui trình tưới ngập – khô xen kẻ (Giai đoạn từ làm đòng trở đi- Giai đoạn lúa trổ giữ nước 3-5 cm trong vòng 7-10 ngày). Điều này có ý nghĩa giúp cho cây lúa khỏe, rễ ăn sâu, cứng cây, ít đổ ngã và cho năng suất cao hơn ruộng tưới ngập thường xuyên.
3. Bón phân:
Vụ Hè Thu và Thu Đông sớm là vụ mùa mưa nên lưu ý khi bón phân cần giảm khoảng 15% lượng đạm và đồng thời tăng 15% lượng Kali, tương ứng giảm 20 kg Ure/ha, tăng 15 kg KCl/ha so với vụ Đông Xuân. Lượng phân bón khuyến cáo cho 1 ha: 110 kg Urea + 130 kg DAP + 115 kg KCl chia ra như sau:
Bón thúc 1: 7 – 10 ngày sau sạ: 80 kg DAP + 30 kg Urea+ 5kg KCl: Bón 5 kg Kali/ha vào giai đoạn này giúp thành tế bào 3 lóng đầu tiên của cây lúa dày hơn, chống đổ ngã tốt hơn.
Bón thúc 2: 18 – 20 ngày sau sạ: 50kg DAP + 50kg Urea + 30 kg KCl
Bón đón đòng: khi lúa bắt đầu “so le lá” (lúc đó khoảng 35 – 38 ngày sau sạ), bón nuôi đòng với lượng phân: (20 kg Urea + 50 kg KCl)/ ha tùy theo màu xanh của lá.
Bón nuôi hạt: sau khi lúa trổ đều 3-5 ngày cần bón nuôi hạt để lúa tăng tỉ lệ hạt chắc, lượng phân như sau: (10 kg Urea + 30 kg KCl)/ ha.
4. Phòng trừ dịch hại:
Giống lúa Đài Thơm 8 chống chịu khá đối với rầy nâu và chống chịu tốt bệnh đạo ôn. Tuy nhiên, bà con cần thăm đồng thường xuyên để phát hiện, theo dõi mức độ dịch hại để can thiệp khi cần thiết vì nếu áp lực sâu bệnh trên đồng quá cao có thể gây hại cho ruộng lúa. Trong vụ mùa mưa, cây lúa rất dễ nhiễm bệnh lép vàng vi khuẩn. Vì vậy, bà con cần phun ngừa bằng các hoạt chất sau: Bismerthiazol, Bronopol, Oxolinic acid, streptomycine…vào các giai đoạn: trước trỗ, trỗ lác đác và trỗ đều.
5. Thu hoạch:
Khi bông lúa vàng đuôi tiến hành rút cạn nước ruộng để tiện thu hoạch. Và khi 90 – 95 % số hạt trên bông chín vàng là có thể thu hoạch và đem vô phơi (hoặc sấy) ngay – không nên phơi ngoài ruộng theo tập quán để tránh giảm chất lượng gạo và giảm tỷ lệ hao hụt trong thu hoạch.
"Đài Thơm 8 đang là giống lúa có khả năng thích nghi rộng, gieo cấy được ở tất cả các vùng sinh thái trong cả nước đặc biệt tại các vùng sản xuất lúa chất lượng cao phục vụ xuất khẩu. Tiềm năng năng suất cao, ổn định, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, chịu mặn khá. Gạo Đài Thơm 8 được xếp vào nhóm chất lượng cao, hạt trong bóng, không bạc bụng, hàm lượng amylose 16,29%, cơm thơm dẻo, vị đậm, có mùi thơm. Đài Thơm 8 đang nằm trong "TOP" các giống được gieo trồng tại vùng ĐBSCL để xuất khẩu"
1. Sạ thưa - Sạ hàng:
Lượng giống sạ hàng là 60-70 kg/ha, sạ lan là 100-120 kg/ha với điều kiện mặt bằng ruộng tốt và diệt sạch ốc bươu vàng để lúa phát triển thuận lợi, rễ sẽ ăn sâu hơn. Sạ dày (>150kg/ha) thiếu ánh sáng lúa sẽ mọc vống lên cao, giành ánh sáng (lo phát triển chiều cao, rễ kém phát triển) dễ đổ ngã, sậu bệnh hại nhiều.
Sạ thưa giúp cây lúa Đài Thơm 8 phát huy khả năng đẻ nhánh khỏe, chống đổ ngã tốt và đặc biệt dễ quản lý sâu bệnh, giảm các loại sâu bệnh như: Muỗi hành, vàng lùn, cháy bìa lá, lép vàng.
2. Quản lý nước tưới:
Sau khi gieo sạ cần rút nước cho thật ráo, chỉ để đủ độ ẩm. Sau 7-10 ngày cho nước vào để bón phân đợt 1. Từ 10-15 ngày sau sạ giữ nước trong ruộng lúa 1-3cm. Điều chỉnh nước theo qui trình tưới ngập – khô xen kẻ (Giai đoạn từ làm đòng trở đi- Giai đoạn lúa trổ giữ nước 3-5 cm trong vòng 7-10 ngày). Điều này có ý nghĩa giúp cho cây lúa khỏe, rễ ăn sâu, cứng cây, ít đổ ngã và cho năng suất cao hơn ruộng tưới ngập thường xuyên.
3. Bón phân:
Vụ Hè Thu và Thu Đông sớm là vụ mùa mưa nên lưu ý khi bón phân cần giảm khoảng 15% lượng đạm và đồng thời tăng 15% lượng Kali, tương ứng giảm 20 kg Ure/ha, tăng 15 kg KCl/ha so với vụ Đông Xuân. Lượng phân bón khuyến cáo cho 1 ha: 110 kg Urea + 130 kg DAP + 115 kg KCl chia ra như sau:
Bón thúc 1: 7 – 10 ngày sau sạ: 80 kg DAP + 30 kg Urea+ 5kg KCl: Bón 5 kg Kali/ha vào giai đoạn này giúp thành tế bào 3 lóng đầu tiên của cây lúa dày hơn, chống đổ ngã tốt hơn.
Bón thúc 2: 18 – 20 ngày sau sạ: 50kg DAP + 50kg Urea + 30 kg KCl
Bón đón đòng: khi lúa bắt đầu “so le lá” (lúc đó khoảng 35 – 38 ngày sau sạ), bón nuôi đòng với lượng phân: (20 kg Urea + 50 kg KCl)/ ha tùy theo màu xanh của lá.
Bón nuôi hạt: sau khi lúa trổ đều 3-5 ngày cần bón nuôi hạt để lúa tăng tỉ lệ hạt chắc, lượng phân như sau: (10 kg Urea + 30 kg KCl)/ ha.
4. Phòng trừ dịch hại:
Giống lúa Đài Thơm 8 chống chịu khá đối với rầy nâu và chống chịu tốt bệnh đạo ôn. Tuy nhiên, bà con cần thăm đồng thường xuyên để phát hiện, theo dõi mức độ dịch hại để can thiệp khi cần thiết vì nếu áp lực sâu bệnh trên đồng quá cao có thể gây hại cho ruộng lúa. Trong vụ mùa mưa, cây lúa rất dễ nhiễm bệnh lép vàng vi khuẩn. Vì vậy, bà con cần phun ngừa bằng các hoạt chất sau: Bismerthiazol, Bronopol, Oxolinic acid, streptomycine…vào các giai đoạn: trước trỗ, trỗ lác đác và trỗ đều.
5. Thu hoạch:
Khi bông lúa vàng đuôi tiến hành rút cạn nước ruộng để tiện thu hoạch. Và khi 90 – 95 % số hạt trên bông chín vàng là có thể thu hoạch và đem vô phơi (hoặc sấy) ngay – không nên phơi ngoài ruộng theo tập quán để tránh giảm chất lượng gạo và giảm tỷ lệ hao hụt trong thu hoạch.
"Đài Thơm 8 đang là giống lúa có khả năng thích nghi rộng, gieo cấy được ở tất cả các vùng sinh thái trong cả nước đặc biệt tại các vùng sản xuất lúa chất lượng cao phục vụ xuất khẩu. Tiềm năng năng suất cao, ổn định, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, chịu mặn khá. Gạo Đài Thơm 8 được xếp vào nhóm chất lượng cao, hạt trong bóng, không bạc bụng, hàm lượng amylose 16,29%, cơm thơm dẻo, vị đậm, có mùi thơm. Đài Thơm 8 đang nằm trong "TOP" các giống được gieo trồng tại vùng ĐBSCL để xuất khẩu"
Bạch Thị Vững