Tin ngành giống
Giống đã đăng ký bản quyền vẫn bị sao chép
29/11/2016
Dù đã được cấp bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ, nhiều giống cây trồng vẫn bị sao chép hoặc sử dụng dòng bố, mẹ tương tự để tạo ra giống mới.
Dù đã được cấp bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ, nhiều giống cây trồng vẫn bị sao chép hoặc sử dụng dòng bố, mẹ tương tự để tạo ra giống mới.
Ông Bùi Quang Sơn – Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Giống cây trồng miền Nam (SSC) cho biết, các giống cây trồng đã được cấp bằng bảo hộ mà vẫn bị cá nhân, doanh nghiệp sử dụng dòng bố, mẹ để tạo ra giống khác là vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ. Thế nhưng, đa số các tổ chức, cá nhân chỉ làm bảo hộ sản xuất giống F1, chưa đăng ký bảo hộ giống bố, mẹ. Do đó, việc bị “lấy trộm” vẫn xảy ra thường xuyên.
Theo ông Sơn, nếu tác giả phát hiện vi phạm bản quyền thì yêu cầu dừng ngay việc nhân giống, đề nghị trả tiền bản quyền. Nếu phía vi phạm không đáp ứng thì nhờ pháp luật can thiệp. Ngoài ra, để tăng cường liên kết giữa các đơn vị sản xuất, kinh doanh giống cây trồng các tỉnh Đông Nam Bộ, cuối tuần qua, Hiệp hội Thương mại giống cây trồng Việt Nam đã thành lập chi hội Hiệp hội Thương mại giống cây trồng Đông Nam Bộ.
Ông Hàng Phi Quang – Tổng Giám đốc SSC cho rằng, so với các tỉnh phía Bắc, miền Trung và vùng ĐBSCL, sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh Đông Nam Bộ có nhiều khác biệt. Theo đó, Đông Nam Bộ tập trung phát triển nông nghiệp công nghệ cao, rau màu, hoa… Do đó, các doanh nghiệp sản xuất thương mại giống cây trồng vùng Đông Nam Bộ chủ yếu đầu tư phát triển các giống rau, hoa, phục vụ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
Ngoài ra, là vùng kinh tế trọng điểm, là trung tâm giống nông nghiệp của cả nước, Đông Nam Bộ cũng tập trung một lực lượng hùng hậu các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh giống cây trồng. Tính đến nay, 6 tỉnh Đông Nam Bộ có hơn 500 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực giống cây trồng. Điều kiện áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất của các doanh nghiệp này cũng rất tốt. Tuy nhiên, cần tăng cường liên kết các doanh nghiệp để cùng chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác cùng phát triển.
Theo ông Trần Xuân Trường – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Việt Nông, so với các doanh nghiệp nước ngoài, hoạt động liên kết, trao đổi nguồn gen giữa các doanh nghiệp giống cây trồng Việt Nam còn rất hạn chế. Ông Trường mong muốn Chi hội Thương mại giống cây trồng Đông Nam Bộ sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp cùng trao đổi kinh nghiệm, vì sự phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam.
Ông Bùi Quang Sơn – Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Giống cây trồng miền Nam (SSC) cho biết, các giống cây trồng đã được cấp bằng bảo hộ mà vẫn bị cá nhân, doanh nghiệp sử dụng dòng bố, mẹ để tạo ra giống khác là vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ. Thế nhưng, đa số các tổ chức, cá nhân chỉ làm bảo hộ sản xuất giống F1, chưa đăng ký bảo hộ giống bố, mẹ. Do đó, việc bị “lấy trộm” vẫn xảy ra thường xuyên.
Theo ông Sơn, nếu tác giả phát hiện vi phạm bản quyền thì yêu cầu dừng ngay việc nhân giống, đề nghị trả tiền bản quyền. Nếu phía vi phạm không đáp ứng thì nhờ pháp luật can thiệp. Ngoài ra, để tăng cường liên kết giữa các đơn vị sản xuất, kinh doanh giống cây trồng các tỉnh Đông Nam Bộ, cuối tuần qua, Hiệp hội Thương mại giống cây trồng Việt Nam đã thành lập chi hội Hiệp hội Thương mại giống cây trồng Đông Nam Bộ.
Ông Hàng Phi Quang – Tổng Giám đốc SSC cho rằng, so với các tỉnh phía Bắc, miền Trung và vùng ĐBSCL, sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh Đông Nam Bộ có nhiều khác biệt. Theo đó, Đông Nam Bộ tập trung phát triển nông nghiệp công nghệ cao, rau màu, hoa… Do đó, các doanh nghiệp sản xuất thương mại giống cây trồng vùng Đông Nam Bộ chủ yếu đầu tư phát triển các giống rau, hoa, phục vụ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
Ngoài ra, là vùng kinh tế trọng điểm, là trung tâm giống nông nghiệp của cả nước, Đông Nam Bộ cũng tập trung một lực lượng hùng hậu các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh giống cây trồng. Tính đến nay, 6 tỉnh Đông Nam Bộ có hơn 500 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực giống cây trồng. Điều kiện áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất của các doanh nghiệp này cũng rất tốt. Tuy nhiên, cần tăng cường liên kết các doanh nghiệp để cùng chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác cùng phát triển.
Theo ông Trần Xuân Trường – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Việt Nông, so với các doanh nghiệp nước ngoài, hoạt động liên kết, trao đổi nguồn gen giữa các doanh nghiệp giống cây trồng Việt Nam còn rất hạn chế. Ông Trường mong muốn Chi hội Thương mại giống cây trồng Đông Nam Bộ sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp cùng trao đổi kinh nghiệm, vì sự phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam.
(Thuận Hải - theo Dân Việt)